Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Tấm Cám – màu sắc của người Viking



Tấm cám là một câu chuyện cổ tích Việt Nam, chắc là có bản quyền đi, nhưng nhiều khi tôi lại nghi ngờ về người kể ra câu chuyện này, chẳng biết họ có dây mơ rễ má gì với người Viking không nữa.

Sách viết, người Viking có sở thích với những câu chuyện rùng rợn và độc ác.

Chuyện này không có gì để nghi ngờ cả.

Khoan nói tới điểm mấu chốt, chúng ta hãy bắt đầu với những chỗ nhen nhúm bốc mùi trước đã:

“… lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra…”

“… bà cụ xé tan vỏ thị đi…”

Cộng thêm hàng loạt hành động giết người man rợ của mẹ con nhà Cám, cho tới bây giờ nhìn lại, tôi vẫn còn run, họ toàn là phụ nữ, sao chơi bạo lực gớm thế =___=

Vậy, hãy đi vào điểm nhấn mạnh nhất của cả truyện, Tấm giết Cám làm mắm rồi gửi cho mẹ ghẻ ăn, hành động này sặc sụa mùi man rợ. Nói thật, đọc sơ bộ về người Viking mà tôi nghĩ đến rồi giật mình thon thót. Rồi thì từ đoạn kết, tôi lại tự hỏi, khi Tấm bưng mặt khóc bên giếng, nàng khóc vì thương cá bống, hay là khóc vì miếng ăn tới miệng còn để mất.

Nói thêm về cá bống, có mỗi con cá bé tẹo mà hai mẹ con hí hửng bắt ăn rồi mà sung sướng, đúng là nhà quê =))

Ấn tượng về những người phụ nữ mạnh mẽ, đứng sau Tấm, ta không thể không nói tới bà mẹ ghẻ. Cảnh truyện làm nên tên tuổi của bà, với tôi, là hình ảnh chặt cây cau.

Bạn hãy tưởng tượng, cây cau cao thật cao, cao đến mức đủ để nàng Tấm trèo lên đó, rồi mẹ ghẻ chặt cây nàng không kịp phản ứng, cao đến mức mà ngã từ độ cao đó, nàng chết ~

Cây cau cao cao đó, bạn hãy tưởng tượng xem cái gốc cau, chí ít nó phải cỡ nào. Vâng, và bà mẹ ghẻ kia, phăm phăm tay cầm rìu chặt gốc cau với tốc độ ‘sét đánh không kịp bưng tai’. Chỉ một chi tiết này, chúng ta đã có thể hình dung về một người phụ nữ trung niên lực điền có vóc dáng lực lưỡng gấp đôi chị Dậu.

Nhìn toàn thể, câu chuyện Tấm Cám không xây dựng về tình yêu, về tính nhân văn chi cả, nổi bật hơn hết có lẽ là những ân oán tình thù theo suốt câu chuyện, chém giết lẫn nhau dây dưa không dứt. Nhân tiện, Tấm rốt cuộc là người thế nào, sao giết hoài không chết? Và một cái kết làm người Viking thỏa mãn, mặc dù nó bị cắt bỏ khi đưa vào chương trình giáo dục, nhưng chuyện đó không ảnh hưởng gì, vì cảnh bạo lực đã đầy rẫy trong truyện rồi.

Lời cuối: trích dẫn từ sách: nếu như bạn nhìn con gấu trong sở thú và cảm thấy thòm thèm, thì có lẽ nên xem lại…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét